Tour Du lịch Hạ Long nổi bật
- Hạ Long Cát Bà Tuần Châu 3 ngày (ngủ ks Cát Bà + Tuần Châu)
-
- Mã tour: DLNV23
- Phương tiện : Ô tô
- Khách sạn :
- 1.850.000VND (3 ngày 2 đêm)
- KH : Hàng ngày
- Hạ Long Cát Bà Tuần Châu 3 ngày (ngủ ks Cát Bà + Tuần Châu)
-
- Mã tour: DLNV23
- Phương tiện : Ô tô
- Khách sạn :
- 1.850.000VND (3 ngày 2 đêm)
- KH : Hàng ngày
- Hạ Long Cát Bà Tuần Châu 3 ngày (ngủ ks Cát Bà + Tuần Châu)
-
- Mã tour: DLNV23
- Phương tiện : Ô tô
- Khách sạn :
- 1.850.000VND (3 ngày 2 đêm)
- KH : Hàng ngày
- Hạ Long Cát Bà Tuần Châu 3 ngày (ngủ ks Cát Bà + Tuần Châu)
-
- Mã tour: DLNV23
- Phương tiện : Ô tô
- Khách sạn :
- 1.850.000VND (3 ngày 2 đêm)
- KH : Hàng ngày
Giới thiệu các Tour Du lịch Hạ Long
Hạ Long là một thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ không chỉ đối với riêng đất nước Việt Nam mà cho cả thế giới. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh hoàn toàn sống động với muôn hình dáng vẻ lung linh huyền ảo. Thả hồn mình với sóng nước mênh mông cùng với cảnh vật xung quanh ta ngỡ như đang lạc vào một thế giới thần tiên. Một thế giới mà không phải ai cũng có thể đặt chân đến. Một lần đặt chân đến đây là một lần cảm thấy bàng hoàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long, hai lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Điều đó đã khẳng định giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu của vịnh Hạ Long.
Hạ Long muôn thuở vẫn sẽ giữ mãi nét đẹp hút hồn hơn bao giờ hết. Bắt đầu cho một ngày mới du ngoạn trên vịnh Hạ Long, du khách được xuôi theo dòng nước êm đềm của vịnh, du thuyền đưa chúng ta đi tham quan nét kỳ thú của Vịnh Hạ Long với hàng nghìn các đảo lớn nhỏ và hang động như: đảo Ti tôp, động Mê Cung, động Thiên Cung, hang Sửng Sốt, hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nâu, hang Trinh Nữ… và các làng chài trên vịnh để du khách hiểu hơn cuộc sống nơi đây.
Vị trí địa lý
Nằm ở Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165km, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh; có diện tích 1553km2 bao gồm 1969 hòn đảo, 90% là đảo đá vôi. Phía Bắc và Tây Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp bờ Tây Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (Hải Phòng).
Năm 1962 được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích danh thắng quốc gia. Năm 2009, được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Khu vực trung tâm có diện tích 434km2, gồm 775 hòn đảo, giới hạn bởi 3 điểm: đảo Cống Tây (phía Đông), đảo Đầu Gỗ (phía Tây) và đảo Đầu Bê (phía Nam) với các giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu đã được UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới; năm 1994 về giá trị cảnh quan và năm 2000 về giá trị địa chất, địa mạo.
Khí hậu hải văn
Khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, chia làm 2 mùa chính và 2 mùa chuyển tiếp: Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ từ 150c – 200c. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ từ 260c – 270c. Hai mùa chuyển tiếp: Mùa xuân và mùa thu có khí hậu mát mẻ ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm 180c – 190c.
Lượng mưa trung bình năm từ 2.000mm- 2.200mm. Độ mặn của nước biển chia làm 2 mùa tương ứng: Mùa mưa đạt 21‰-22‰, mùa khô đạt 32‰-33‰. Địa hình đáy Vịnh tương đối bằng phẳng, độ sâu từ 5 -10m. Một số luồng lạch có độ sâu từ 15-29m, như: Vùng trũng Cửa Lục sâu 20m; lạch Thẻ Vàng sâu 22-27m; các lạch khác có độ sâu từ 9-10m. Vịnh Hạ Long có chế độ nhật triều thuần nhất với độ lớn từ 3,5- 4m, triều thấp vào các tháng 3, 4, 8 và 9, triều cao vào các tháng 1, 6, 7 và 12. Do có một hệ thống đảo phía ngoài che chắn nên sóng ở Vịnh tương đối nhỏ.
Xuất xứ tên gọi
Hạ Long nghĩa là “Rồng xuống”. Tên này chưa thấy được ghi chép trong các thư tịch cổ của nước ta từ trước thế kỷ XIX. Khi nói đến khu vực Vịnh Hạ Long ngày nay, sử sách xưa thường chép chung là biển Giao Châu, Lục Châu, Lục Thủy, Vân Đồn, Hải Đông, An Bang… Mãi đến cuối thế kỷ XIX, tên Vịnh Hạ Long mới thấy xuất hiện trên bản đồ hàng hải Vịnh Bắc Bộ của Pháp.
Vậy tên Hạ Long bắt nguồn từ đâu và có từ bao giờ? Trong dân gian từ bao đời nay vẫn lưu truyền câu chuyện huyền thoại gắn liền với sự ra đời tên gọi của Vịnh Hạ Long. Truyện kể rằng: “Ngày xưa, khi người Việt mới lập nước, trong một lần nước Việt bị giặc ngoại xâm, trời sai rồng mẹ mang theo một đàn rồng con xuống giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc từ biển cả ào ạt tấn công vào bờ thì đàn rồng cũng hạ giới. Đàn rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc, những châu ngọc ấy thoắt biến thành muôn vàn đảo đá sừng sững, liên kết lại như bức tường thành vững chãi, bất ngờ chặn bước tiến quân giặc. Thuyền giặc đang lao nhanh bị chặn lại đột ngột đâm vào các đảo đá, đâm vào nhau vỡ tan tành.
Sau khi giặc tan, rồng mẹ và rồng con không trở về trời, mà ở lại hạ giới – nơi vừa diễn ra trận chiến đấu. Chỗ rồng mẹ xuống là Hạ Long, nơi rồng con xuống là Bái Tử Long. Đuôi của đàn rồng quẫy lên trắng xóa là Long Vĩ ( tức bán đảo Trà Cổ ngày nay)”.
Câu chuyện dân gian gắn liền với quan niệm về nguồn gốc của dân tộc Việt là “Con Rồng, cháu Tiên”.Rồng,Tiên chính là sức mạnh truyền thống của dân tộc đã được biểu tượng hoá và có lẽ người đặt cho vùng biển đảo cái tên thơ mộng ấy không ai khác ngoài dân gian nơi đây. Ngày nay, nhiều đảo núi trong Vịnh Hạ Long vẫn mang tên Rồng như: Đầu Rồng, Mắt Rồng, Hòn Rồng, Cái Rồng, ngoài xa có đảo Long Châu, đảo Bạch Long Vĩ.